Chia sẻ:

Sử dụng bếp gas an toàn tránh cháy nổ và những điều cần biết

02/10/2020

Bếp gas vẫn được xem là bếp nấu thân quen ở hầu hết các gian bếp của người Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề cháy nổ ở bếp gas luôn là nỗi lo lắng của mọi gia đình. Cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến bếp gas dễ cháy nổ và cách khắc phục nhé!

 1. Lắp đặt bếp gas theo đúng tiêu chuẩn

Điều kiện đầu tiên chính là đặt bếp gas ở nơi thoáng khí nhưng cần phải tránh gió lùa trực tiếp. Ngoài ra, nên đặt bếp gas trên bếp được lát đá, xi măng không được đặt sản phẩm trên các bề mặt bằng gỗ hoặc các vật liệu dễ bắt lửa, dễ cháy.

Về bình gas, mọi người cần để thẳng đứng và phải thấp hơn bếp gas. Nếu đặt bình gas trong tủ bếp thì cần phải lưu thông khí để tránh trường hợp rò rỉ khí gas mà không thể phát hiện được. Bình gas nên để xa bếp và để xa các nguồn điện.

Những loại dây dẫn nối bếp và bình gas cần phải còn nguyên vẹn, không có các vết nứt gãy hoặc gấp khúc.

Sau khi đã lắp bếp xong, người dùng cần thử bật bếp lên để kiểm tra ngọn lửa và thử tắt bếp để kiểm tra xem van đóng bình gas có kín không.

 

 

2. Khóa bình gas ngay sau khi nấu ăn

Việc rò rỉ và gây cháy nổ bình gas có nguyên nhân chính từ việc người sử dụng quên khóa van sau khi sử dụng. Khi bạn không khóa van sau khi tắt bếp, một lượng khí gas sẽ còn lưu lại ở đường ống dẫn. Và khi trường hợp ống dẫn bị nứt làm các điểm nối không được siết chặt và gas sẽ bị rò rỉ, gặp ngay tia lửa điện thì sẽ gây ra sự cố cháy nổ.

Vì vậy, khi có mùi gas bay lên thì bạn cần phải khóa van gas và kiểm tra dây nối ngay lập tức. Ngoài ra, bạn cần phải mở hết các cửa nhằm để thoáng không gian và giảm nồng độ gas đi.

Lưu ý, sau khi đã thực hiện xong, bạn cần lấy xà phòng bôi lên chỗ khí gas thoát ra rồi lấy nước phun vào bình. Nếu bình phồng lên thì ngay lập tức phải di dời khỏi đó càng xa càng tốt vì bình ga có thể sắp nổ.

 

3. Không nên để bếp ở gần ổ điện

Người Việt luôn muốn tận dụng mọi vị trí để sắp đặt đồ dùng của mình sao cho tiện sử dụng, dẫn đến các đồ dùng có thể cắm chung một ổ điện và luôn đặt gần nhau như bếp gas, nồi cơm, lò nướng, lò vi sóng, ấm đun siêu tốc... Với tình trạng này, một khi dòng điện bị quá tải, hoặc nhiệt từ bếp gas tiếp xúc với tia lửa điện gần đó thì rất dễ gây ra cháy nổ lớn.

Đặc biệt không nên đặt để các vật hoặc chất liệu dễ cháy như giấy, khăn vải, sáp, cồn gần bếp gas khi đang nấu rất dễ bắt lửa gây nguy hiểm.

4. Phải ở gần bếp trong quá trình nấu nướng

Trong quá trình nấu nướng, thực phẩm thường hay bị trào ra ngoài khi sôi gây tắt bếp hoặc bốc lửa lớn hơn. Đây chính là những nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn nếu người nấu không có mặt ở đó để xử lý nhanh chóng.

Lời khuyên là bạn nên sử dụng bếp gas có chế độ tự động ngắt gas an toàn để đảm bảo an toàn.

 

5. Không nên để trẻ em sử dụng bếp gas

Những nhà có trẻ nhỏ nên chú ý, các bé thường tò mò, táy máy, không ý thức được những nguy hiểm nên việc để bé sử dụng bếp gas rất nguy hiểm.

Nếu trẻ nhỏ nhà bạn chưa đủ nhận thức để sử dụng bếp gas an toàn, hãy cảnh báo và để mắt tới chúng không cho trẻ đến gần bếp. Còn nếu thấy bé đã đủ khả năng sử dụng an toàn bạn cũng nên chỉ dẫn thêm để phòng tránh các tình huống nguy hại có thể xảy ra.

6. Thường xuyên vệ sinh bếp

Người dùng nên thường xuyên vệ sinh bếp gas để đảm bảo độ bền của bếp, hạn chế để bếp bị hư hại nhất là phần đánh lửa, đầu đốt.

 

7. Kiểm tra an toàn định kỳ

Lời khuyên cho các bà nội trợ để bếp trở nên an toàn nhất nên.

  • Kiểm tra bếp, bình gas, dây dẫn và van khóa định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần
  • 2-3 năm nên thay mới ống dẫn.
  • Trường hợp bếp bị gỉ sét nhưng vẫn hoạt động tốt thì người dùng thường xuyên lưu ý vị trí gỉ sét nhất là khi nó gần bộ phận đánh lửa.
  • Nên thay mới bếp gas đã cũ và hư hỏng.
  • Không dùng bình gas cũ.

Hy vọng mỗi người tiêu dùng khi sử dụng bếp gas cũng đều nắm vững các kiến thức dùng an toàn để bảo vệ cho gia đình và cả mọi người xung quanh.

Fandi - Thiết bị bếp cao cấp Châu Âu luôn đồng hành cùng gia đình Việt

Hotline: 024.3557.2828

Website: http://fandi.vn/

 

Tin tức liên quan

Đăng ký bản tin