Chia sẻ:

10 lưu ý không thể bỏ qua khi sử dụng bếp từ

25/10/2022

Bếp từ giúp cho công việc nấu ăn của chúng ta trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Nhưng bạn cần phải lưu ý những điều sau khi sử dụng bếp từ. Hãy cùng Fandi tìm hiểu đó là những lưu ý gì nhé!

  1. Đảm bảo nguồn điện phù hợp và ổn định

Mỗi dòng bếp từ đều có công suất khác nhau và có từ 1 đến 4 cùng nấu trên một thiết bị bếp từ. Như bếp từ đơn có công suất khoảng 2000W, bếp từ đôi có công suất khoảng 2200W trở lên, công suất tăng dần khi nhiều vùng nấu hơn.

Vì công suất của bếp từ khá lớn nên việc sử dụng nguồn điện phải được ổn định. Nên bạn cần một dây nguồn điện dành riêng cho chiếc bếp từ , đồng thời dây điện chịu nhiệt phải có tiết diện tối thiểu là 0.75mm2.

 

 

Fandi khuyên bạn nên sử dụng thêm ổn áp để ổn định nguồn điện trong nhà bạn, đặc biệt là nguồn điện cho bếp từ vì vào giờ cao điểm điện có thể tăng hoặc giảm đột ngột làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của bếp.

 

  1. Vị trí lắp đặt bếp từ

Bạn cần đặt bếp từ gần với nguồn điện chính để nhận được điện áp ổn định nhất trong quá trình nấu ăn.

Bạn nên tránh đặt bếp từ gần nơi ẩm ướt hay đặt sát tường, vì ở những vị trí này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tản nhiệt của bếp, sự thoát nhiệt sẽ kém đi. Hãy đặt bếp ở nơi khô thoáng cách tường ít nhất 15cm, và trần nhà 100cm.

 

Ngoài ra, bạn tránh đặt bếp từ gần với các thiết bị khác như lò vi sóng, tivi, tủ lạnh. Vì sóng điện từ sẽ phát ra từ các thiết bị này cùng một lúc, gây ra hiện tượng nhiễu sóng làm ảnh hưởng đến hoạt động của bếp từ khi nấu. Fandi khuyên bạn nên đặt bếp từ cách xa các thiết bị này khoảng 1-3m để đảm bảo sự hoạt động ổn định của tất cả các thiết bị điện tử.

 

  1. Sử dụng đúng nồi dành cho bếp từ

Không phải chất liệu nồi nào cũng có thể sử dụng được cho bếp từ, bạn cần phải chọn đúng loại nồi dành riêng cho bếp từ. Những chất liệu nồi có đáy được làm bằng Inox, hợp kim sắt, thép hoặc những chất liệu có tính nhiễm từ.

 

Bộ nồi inox cao cấp Fandi DIAMOND PLUS 

  1. Khi vừa nấu ăn xong không nên rút dây nguồn ra luôn.

Sau khi sử dụng bếp xong, nhiều người thường có thói quen rút luôn phíc cắm của bếp từ ra. Việc này làm cản trở đến quá trình làm mát các bộ phận bên trong bếp. Vì khi tắt bếp, hệ thống quạt làm mát của bếp từ vẫn hoạt động vài phút để giúp làm nguội bếp, khiến cho nhiệt được tản nhanh hơn, làm tăng tuổi thọ cho chiếc bếp.

Bạn hãy rút dây nguồn sau khi nấu ăn xong khoảng 10-15p nhé.

 

  1. Không nên để bếp hoạt động với công suất cao nhất trong thời gian dài.

Khi bạn sử dụng bếp với công suất lơn trong thời gian dài liên tục thì sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp. Bởi vì bếp sẽ phải hoạt động liên tục với công suất cao để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Với thói quen này sẽ làm mặt kính của bếp dễ bị nứt. Bếp nhanh xảy ra lỗi và nhanh hỏng hơn.

 

 

  1. Không nên kéo lê đồ vật trên mặt bếp

Mặc dù mặt bếp được làm bằng chất liệu kính cường lực và có khả năng chống trầy xước hiệu quả đối với một số model sản phẩm, nhưng thực tế nếu bạn cứ vô tư kéo lê đáy nồi trên mặt bếp liên tục trong thời gian dài thì sẽ vẫn tạo ra những vết xước.

Bên cạnh đó, các vật dụng sắc nhọn như dao, kéo cũng có thể làm trầy xước mặt kính của bếp từ.

 

  1. Phụ nữ mang thai, người bị bệnh về não cần hạn chế sử dụng bếp từ

Trong khi hoạt động, bếp từ sẽ tạo ra sóng từ trường quang phạm vi hoạt động của bếp. Lượng từ trường được phóng ra này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ mang thai (đặc biệt là thai nhi) và những người bị bệnh về não. Vì vậy 2 đối tượng này cần hạn chế việc sử dụng bếp từ để nấu ăn và tránh lại gần bếp khi bếp đang hoạt động.

 

 

  1. Không bật bếp từ khi nồi không có thức ăn

Ở trên một số bếp từ cao cấp sẽ có chức năng cảnh báo khi không có thức ăn trong nồi. Bạn không nên bật bếp khi chưa cho thức ăn vào nồi để nấu ăn. Vì thói quen đặt nồi không lên bếp và bật bếp sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp và lãng phí điện năng.

 

  1. Cần vệ sinh bếp từ sau khi sử dụng xong

Sau khi nấu ăn xong, các chất bẩn như dầu mỡ, vụn thức ăn có thể vãi lên mặt bếp. Nếu bạn không vệ sinh luôn thì các chất bẩn sẽ bám chặt vào mặt bếp, làm cho bếp bẩn, để lâu ngày sẽ bị khô kết lại khó vệ sinh hơn.

 

  1. Chú ý tới các dấu hiệu bất thường

Trong quá trình nấu nướng, bếp từ có thể có những tình trạng lỗi như sau:

  • Bếp đang đun tự nhiên tắt: Lỗi này có thể do điện áp vào bếp vượt mức, hoặc nhiệt độ nồi quá cao, bếp sẽ tự động tắt để an toàn cho người sử dụng.
  • Bếp không có nhiệt: Có thể do phíc cắm của bếp bị lỏng, điện áp quá thấp, hoặc nồi bạn sử dụng không phù hợp.
  • Suất hiện tiếng kêu bất thường khi đang sử dụng.

Trên đây, Fandi đã nêu ra 10 lưu ý không thể bỏ qua khi sử dụng bếp từ cho bạn biết. Để bạn có thể sử dụng bếp tốt hơn, làm tăng tuổi thọ của bếp. Ghé qua web của Fandi để tham khảo thêm nhiều mẫu bếp từ tốt nhất tại đây https://fandi.vn/category/bep-tu

Tin tức liên quan

Đăng ký bản tin